• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu » Bài viết
empty

Chặt cây và quản trị công

Đại diện các cơ quan chính quyền của thành phố Hà Nội đã chính thức thừa nhận việc tổ chức chặt cây xanh trên nhiều tuyến phố vừa qua là có sai phạm và đã tạm ngừng sự việc này.

Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là vụ việc đã được giải quyết hay “đã xong”, bởi từ góc độ quan tâm của người dân thì cái cây bị đốn, như người đã chết rồi thì không làm sống lại được nữa. Nhưng một trong các câu hỏi căn bản là làm sao để các sự cố như vậy sẽ không tái diễn? Đó chính là bài toán về quản trị công của các cơ quan chính quyền thành phố.

Quản trị công trước hết đòi hỏi tính chuyên nghiệp

Nếu hàng năm, cứ trước mùa mưa bão, công ty công viên và cây xanh lại cho người đi rà soát, tỉa bớt các cây, cành sâu, mọt và nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho người dân thì đó là công việc thường xuyên, không mang tính dự án. Tuy nhiên, một khi đã có hẳn một chương trình hay đề án để thay thế tới 6.700 cây xanh với kinh phí mấy chục tỉ đồng thì lại là câu chuyện khác.

Theo các trình tự thông thường của bất cứ dự án nào, hồ sơ để thẩm định và phê chuẩn bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động về môi trường và xã hội. Vậy việc đánh giá này đã được thực hiện chưa, ai thực hiện và thực hiện như thế nào? Nếu để chủ đầu tư, là người đề xuất, chi tiền hay được giao thực hiện dự án tiến hành, thì thường do động cơ muốn hoàn thành dự án nên họ chỉ dừng ở các công việc mang tính hình thức. Đối với các dự án có tính nhạy cảm cao như dự án này thì cơ quan phê chuẩn nên và cần trưng cầu các đánh giá độc lập. Có nghĩa là anh sẽ phải hỏi ý kiến của người dân, đặc biệt là những người chịu tác động trực tiếp của việc chặt và phá hủy cây xanh như các hộ dân sống trên phố đó. Và nếu đã làm như vậy thì anh sẽ hoàn toàn lường trước được người dân nghĩ gì và phản ứng như thế nào, dù là ở mức độ chưa thật tuyệt đối.

Quản trị công đòi hỏi tính dân chủ

Sẽ có những lập luận cho rằng chúng tôi đã thận trọng bởi trước khi thực hiện dự án đã hỏi ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học, thậm chí tổ chức cả các hội thảo… Vậy, điều đó có đúng và đủ không? Đúng nhưng không đủ! Bởi mỗi sự tác động của một dự án gây ra sẽ không chỉ có các khía cạnh kỹ thuật mà còn là các vấn đề về xã hội, thậm chí cả sự nhạy cảm chính trị. Trong khi đó, các chuyên gia và nhà khoa học sẽ chỉ có thể đưa ra các phân tích kỹ thuật mang tính trung lập và khách quan. Chẳng hạn, đối với cây xanh, cái người dân cần là bóng mát và sự trong lành của không khí mà nó mang lại, thêm nữa là sự an toàn, không đổ không gãy khi có bão; đối với xã hội nói chung đó là cảnh quan và môi trường sống. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó, tức trồng cây gì và trồng như thế nào, thì đó là giải pháp kỹ thuật sẽ được các chuyên gia đưa ra. Tóm lại, việc tham khảo ý kiến của người dân luôn là cần thiết bởi đó chính là thực thi dân chủ trong quản lý nhà nước, và hơn thế, nó còn thể hiện tính nhân văn cao cả, bởi mục tiêu cuối cùng của quản trị công là mang lại hạnh phúc cho con người.

Quản trị công bao gồm cả năng lực xử lý khủng hoảng.

Cuối cùng, mặc dù chủ đầu tư và các cơ quan tham gia vào dự án đã tuân thủ các quy trình và lường trước mọi điều nhưng sự cố vẫn có thể xảy ra. Hiện tượng đó được coi là “khủng hoảng” và đi liền với nó là “xử lý khủng hoảng” (crisis management). Sẽ cần có các quy trình rất bài bản để giải quyết việc này như xác định ai là người phát ngôn, ai chịu trách nhiệm quyết định, cách thức tiến hành như thế nào… Rất tiếc là ứng xử vừa qua của các cơ quan chính quyền của Hà Nội chưa đạt yêu cầu ở mức độ cần thiết.

Mục tiêu cần đạt được trong quản trị công chính là sự khôi phục niềm tin giữa chính quyền và người dân, là điều cốt tử để bảo đảm sự ổn định chính trị và duy trì tính hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 3/4/2015

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com