Dựa trên những yêu cầu về hành vi ứng xử của các hòa giải viên theo Công ước Singapore, Việt Nam cần sớm ban hành hướng dẫn về quy tắc đạo đức ứng xử trong hoạt động hòa giải để thống nhất những điều kiện chung cho hoạt động hòa giải thương mại và thuận tiện cho việc thực thi Công ước Singapore sau khi gia nhập.
Năm mới mang đến hy vọng từ những cải cách
Trong bối cảnh bất ổn và khó tiên lượng của tình hình quốc tế, Việt Nam đã có những nỗ lực theo chiều hướng cải cách thể chế để giữ được ổn định phát triển và tiếp tục tiến lên. Quy hoạch tổng thể quốc gia và sửa đổi Luật Đất đai là hai đột phá chính sách đang được kỳ vọng rất lớn.
Tư nhân tài trợ lập quy hoạch dẫn đến hậu quả gì?
Nhưng có lẽ tác động đáng quan ngại nhất chính là sự biến đổi theo hướng tinh vi hóa mối quan hệ móc ngoặc giữa cơ quan chính quyền và tư nhân (còn được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu), làm phân hóa, tiêu cực hóa cả nhân sự và sự vận hành của bộ máy nhà nước. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà lãnh đạo cao nhất của Đảng đang quyết liệt đẩy mạnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi cái được các chuyên gia về thể chế gọi là “tham nhũng chính sách” hay trần trụi hơn, đó là “tư nhân hóa quyền lực công”.
Sửa Luật Đất đai – khó nhất là bài toán lợi ích
Để bảo đảm công bằng và hài hòa lợi ích, thay cho việc tự quyết định của cơ quan chính quyền trên cơ sở giải trình của chủ đầu tư, cần bắt buộc thực hiện quy trình đánh giá tác động và lấy ý kiến của cộng đồng bị ảnh hưởng của dự án có thu hồi đất.
ESG và Chương trình hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam (NAP)
Thực hành kinh doanh theo ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp) hay CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là xuất phát từ tính chủ động ứng xử của các doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hành CSR hay ESG không chỉ chú ý tới việc thực hiện đúng các quy định pháp luật mà còn thực thi thêm các tiêu chuẩn khác mà pháp luật không yêu cầu.