• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Trẻ em phải là một chủ thể đặc biệt trong tiếp cận thông tin

Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho rằng trẻ em phải được coi là một chủ thể đặc biệt trong việc tiếp cận thông tin; thông tin cung cấp cho trẻ em phải đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể tiếp cận được và phù hợp với khả năng hiểu biết và độ tuổi của trẻ em.

Ý kiến trên được đưa ra tại Diễn đàn về các nội dung liên quan đến trẻ em trong Luật tiếp cận thông tin và Luật về Hội do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp tổ chức sáng 10/9, tại Hà Nội.

Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều quy định liên quan tới quyền tiếp cận thông tin của trẻ em, bao gồm những quy định xác định trẻ em là chủ thể tiếp cận thông tin, tuy nhiên mới chỉ có lĩnh vực tư pháp-hộ tịch quy định đầy đủ tính chất của chủ thể đặc biệt này.

Theo luật sư Nguyễn Hưng Quang, dự thảo Luật tiếp cận thông tin cần bổ sung nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận của trẻ em với các thông tin cần thiết cho sự sống còn, sự phát triển, cũng như khả năng tham gia một cách có ý nghĩa trong xã hội của trẻ em. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các thông tin cung cấp cho trẻ em phải đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận và dễ hiểu với mọi trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Luật sư đề nghị dự thảo luật cần bổ sung thêm quy định nghiêm cấm việc cung cấp, sử dụng thông tin vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hay ảnh hưởng tới sự sống còn và sự phát triển của trẻ em. Các quy định của dự thảo Luật tiếp cận thông tin, Luật trẻ em và dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) cần phải phù hợp và thống nhất với nhau để bảo đảm tính thống nhất của các quy định pháp luật và bảo đảm sự tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Ngọc Oanh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết quyền thông tin của trẻ em cần phải được hiểu là mọi trẻ em không có sự phân biệt về giới tính, thành thị, nông thôn, thành phần dân tộc… đều có quyền bày tỏ ý kiến, tìm kiếm và phổ biến thông tin, bày tỏ quan điểm và tiếp cận thông tin phù hợp. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các quyền này trên cơ sở lợi ích tốt nhất của trẻ.

Luật gia Lê Thế Nhân đánh giá việc giới hạn tuổi trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện tại liên quan đến quyền tự do lập hội của công dân đã ảnh hưởng quyền tự do hội họp hòa bình và lập hội của trẻ em; các quy định hiện tại không khuyến khích quyền tự do lựa chọn hay tôn trọng sự đa dạng việc lập hội của trẻ em.

Đối với Luật về Hội, Luật gia Lê Thế Nhân đánh giá dự thảo thiếu cơ chế đảm bảo quyền tự do thành lập, tham gia hội nhóm và hội họp hòa bình của trẻ em. Theo luật gia, quy định tại dự thảo khó phát huy được tính “xã hội” của các tổ chức hội cũng như tiếng nói tập thể của mọi người dân, kể cả trẻ em.

Dự thảo cần được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do hội họp và lập hội của mọi người dân; là cơ sở pháp lý đảm bảo để người dân thực hiện quyền này; không nên tạo ra các rào cản về điều kiện, thủ tục hành chính nhà nước can thiệp vào quá trình nội bộ của hội, làm cản trở quyền tự do hội họp và lập hội của người dân…

Các ý kiến ghi nhận tại Diễn đàn góp phần hoàn hiện các dự thảo luật, sẽ được trình và thảo luật tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 dự kiến khai mạc vào tháng 10./.

Bài và ảnh đăng tại VietnamPlus, TTXVN

Doanh nghiệp vẫn khó kiện cơ quan quản lý

Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tăng rất nhanh từ khi luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực (1.7.2015).

Nhưng tại hội thảo về thực tế triển khai luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức ngày 23.11 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai vẫn có những vướng mắc, lúng túng nhất định.
Doanh nghiệp đăng ký tăng đột biến
“Lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) tăng đột biến kể từ khi luật DN có hiệu lực đến nay”, ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận xét trước khi dẫn số liệu, kể từ 1.7 đến 20.11.2015, tổng số DN thành lập mới đạt 40.880 DN, tăng khoảng 30%. Hồ sơ DN đăng ký thay đổi trong thời gian này là 134.570 hồ sơ, tăng 151% so với cùng thời gian năm trước. Số vốn DN đăng ký thành lập cũng tăng tới 34%. “Số lượng DN đăng ký thành lập tăng nhanh có phần quan trọng do kinh tế vĩ mô ổn định, phục hồi, niềm tin vào cơ hội kinh doanh tăng lên nhưng tôi tin rằng, có tác động không nhỏ của những cải cách về chính sách, thủ tục ĐKDN”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, một loạt các cải cách thủ tục như liên thông, tự động ĐKDN về hồ sơ, con dấu, mã số thuế… khiến DN khi đăng ký không cần phải đến cơ quan thuế, thời gian thành lập DN giảm còn rất thấp: trung bình chỉ mất 2,9 ngày.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng điều quan trọng nhất là luật DN mới đã triệt tiêu khái niệm “kinh doanh trái phép”. Trước đây, DN nếu kinh doanh những gì không có trong giấy đăng ký kinh doanh dễ bị coi là trái phép, nhiều trường hợp bị xử tù. Với những quy định như bỏ việc ghi ngành nghề kinh doanh theo giấy phép, DN được tự do kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước không cấm, đã phá bỏ những nguy cơ, rủi ro cho DN, người dân.
Tuy nhiên, theo ông Cung, do luật mới triển khai, quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực vẫn chưa thay đổi, vẫn theo tinh thần “DN chỉ được làm theo quy định”. Vẫn chưa có cơ chế tốt để DN kiện nếu như cơ quan quản lý làm sai quy định. Đâu đó vẫn có những nơi duy trì thói quen quản lý cũ, kinh doanh lĩnh vực nào trái với hiểu biết, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước, vẫn bị gây khó khăn.
Luật một đằng, hướng dẫn một nẻo
Theo ông Bùi Anh Tuấn, con dấu – vốn là một biểu tượng quyền lực quản lý nhà nước, ăn sâu vào tiềm thức doanh nhân, trong những tháng qua đã thay đổi rất nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, lượng DN đăng ký mẫu dấu mới tăng rất mạnh. Hằng tháng có khoảng 10.000 DN đăng ký mẫu dấu mới trên cổng đăng ký DN quốc gia. Tổng cộng đã có gần 52.000 DN có mẫu dấu mới. Những tháng gần đây đã có những thay đổi: con dấu có thể to ra, nhiều hình thức mới như ở Hải Phòng đã có con dấu hình hoa phượng, ở Hà Nội có DN kinh doanh rượu thì làm dấu hình chai rượu.
Tuy nhiên, ngay ở vấn đề con dấu, theo luật sư Nguyễn Hưng Quang, Văn phòng luật sư NHQuang và cộng sự, trong khi luật DN, điều 44 quy định: thông báo mẫu dấu là một nghĩa vụ hành chính của DN, DN thông báo hay không thông báo mẫu dấu không làm phát sinh hay mất hiệu lực của con dấu nhưng Nghị định 78 hướng dẫn luật DN lại quy định buộc DN khi gửi mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo thời điểm có hiệu lực của con dấu. Một số cơ quan đăng ký kinh doanh còn yêu cầu DN chỉ được đăng ký thời điểm có hiệu lực của con dấu là sau 3 ngày sau khi thông báo mẫu dấu mới. Thậm chí DN còn được hướng dẫn chỉ được sử dụng con dấu khi mẫu dấu được đăng tải trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.
Một số đại biểu dự hội thảo cũng nêu, trong luật DN 2014 đã không quy định DN phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nhưng Nghị định 78 lại yêu cầu DN lựa chọn ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Cung ghi nhận và cho rằng Tổ công tác thi hành luật DN và luật Đầu tư 2014 sẽ còn phải làm việc rất nhiều để tiếp thu, chỉnh sửa các quy định hướng dẫn để việc triển khai các luật này có tính khả thi cao và thông suốt trong thời gian tới.

Mạnh Quân

Theo Thanhnien.vn

Hội thảo “Doanh nghiệp xã hội – Chính sách và Thực thi”

  • csip1
  • csip2

Các luật sư thành viên của văn phòng NHQuang và Cộng sự tham gia Hội thảo “Doanh nghiệp xã hội – Chính sách và Thực thi” phối hợp tổ chức cùng Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ngày 29/10 và 2/11 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo này nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội (DNXH), tạo cơ hội trao đổi về những thuận lợi và thách thức trong quá trình thi hành Luật, quy trình đăng ký thành lập DNXH và các vấn đề liên quan khác. Hội thảo là một hoạt động của Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF).

Xem tin từ CSIP

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 18 và 19 tháng 3 năm 2015. Tại Hội thảo, luật sư Nguyễn Hưng Quang, chuyên gia Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Phát triển Toàn diện (GIG) đã trình bày nghiên cứu về đánh giá thực tiễn pháp luật về đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân.

  • Luat TCTT1
  • Luat TCTT4

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com