• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Đấu giá nhà? Mất tiền do luật chưa chặt?

Có thể nhiều người lờ mờ cảm thấy có sự thông đồng nào đó giữa người trả giá cao nhất và người được mua căn nhà 163 Trần Hưng Đạo, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh nhưng xét theo lý thì khó mà tìm ra họ đã phạm luật. Mà phàm những vấn đề đã thuộc về pháp lý, đúng sai thì không thể nói là “cảm thấy”, “nhận thấy” mà phải có chứng cớ rõ ràng và phải chiểu theo luật thực định. Phân tích của LS Nguyễn Hưng Quang.

Nghi vấn

Dư luận đã đặt nghi vấn về việc có hay không sự thông đồng giữa Hội đồng đấu giá và người trả tiền cuối cùng để mua căn nhà 163 Trần Hưng Đạo, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Nghi vấn nảy sinh sau khi nhiều người muốn mua đã bị “chặn họng” bởi một kẻ trả giá cao vút lên rồi lại sẵn lòng mất tiền đặt cọc để không mua nữa. Không ai có quyền ngăn cản người khác NGHI kể cả những câu hỏi đặt ra từ báo giới.

Nhưng việc KẾT LUẬN có hay không sự thông đồng lại không thể chỉ căn cứ vào “cảm thấy”, “nhận thấy” “điều bất thường”.

Kết quả liệu có bị huỷ?

Để huỷ được kết quả nêu trên, các cơ quan Nhà nước đã phải viện đến cơ quan công an điều tra để chứng minh được “mối liên hệ” và/hoặc “thông đồng” giữa người trả giá cao nhất và người trả giá thứ hai nhằm lấy đó làm cơ sở cho việc huỷ bỏ kết quả đấu giá. Tuy nhiên, Nghị định 05/2005/NĐ -CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ (Nghị định 05/2005/NĐ-CP) lại không có quy định về huỷ kết quả đấu giá trong trường hợp này.

Có ý kiến cho rằng, các cơ quan Nhà nước có thể đề nghị toà án tuyên bố kết quả đấu giá tài sản nêu trên được hình thành trên một giao dịch dân sự được xác lập một cách giả tạo theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 138) và do vậy bị vô hiệu.

Nhưng khả năng chứng minh được có sự “giả tạo” ở đây là rất khó vì thiếu chứng cứ và căn cứ pháp lý. Trong sự việc của căn nhà 163 Trần Hưng Đạo, người trả giá thứ hai được coi là giao dịch có thật vì người đó có nộp tiền cọc tham giá đấu giá, nộp tiền cọc để mua tài sản sau khi có kết quả. Còn giao dịch của người mua trả giá cao nhất có thể coi là giả tạo và bị tuyên huỷ. Nhưng Bộ luật Dân sự cho phép “giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực” (Điều 138). Rõ ràng, những người tham gia đã hiểu để “chơi” đúng luật.

Trong các quy định về đấu thầu (Nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ -CP của Chính phủ) lại quy định rất rõ về chế tài trường hợp “thông đồng tiêu cực trong các nhà thầu” là huỷ kết quả đấu thầu.

Nhưng rất tiếc là Nghị định 05/2005/NĐ-CP lại không có quy định như vậy.

Chịu mất tiền?

Thực tế, rất khó có giải pháp cụ thể nào cho trường hợp căn nhà 163 đường Trần Hưng Đạo, TP. HCM.

Các cơ quan nhà nước cần thận trọng khi giải quyết trường hợp này vì rằng hiện nay trên con đường phát triển của một “xã hội dân sự” với sự tôn trọng và phát huy sự tự thoả thuận, tự quyết định của các chủ thể, chúng ta luôn tránh “hình sự hoá” các vấn đề “kinh tế, dân sự” hay “can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính” vào các quan hệ này.

Có thể nhiều người đã lờ mờ cảm thấy có sự thông đồng nào đó giữa người trả giá cao nhất và người được mua căn nhà với giá thấp nhưng xét theo lý thì khó mà tìm ra họ đã phạm luật. Mà phàm những vấn đề đã thuộc về pháp lý, đúng sai thì không thể nói là “cảm thấy”, “nhận thấy” mà phải có chứng cớ rõ ràng và phải chiểu theo luật thực định.

Như vậy ở đây có chuyện: Những nhà làm luật của chúng ta chưa lường hết được những tình huống nảy sinh, phát sinh trong thực tế bán đấu giá tài sản.

Khiếm khuyết ở văn bản mới

Việc đấu giá căn nhà tại địa chỉ 163 đường Trần Hưng Đạo đã bộc lộ những quy định pháp luật về đấu giá không chặt chẽ.

Cho đến thời điểm tiến hành việc đấu giá vào này (26/10/2005), các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này là Bộ luật Dân sự 1995, Pháp lệnh Thi hành án Dân sự 2004, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản và một số văn bản khác hướng dẫn thi hành do Bộ Tư pháp ban hành. Tất cả các văn bản này đều không tiên liệu trước những sự phát sinh xảy ra trong quá trình đấu giá tài sản công mà trường hợp của căn nhà 163 Trần Hưng Đạo là một ví dụ.

Các văn bản pháp luật nêu trên chỉ quy định việc “thông đồng dìm giá tài sản bán đấu giá” mà không có quy định về việc “thông đồng” giữa người trả giá cao nhất và người trả giá thứ hai tương tự như kiểu trong trường hợp đấu giá căn nhà 163.

Bộ luật Dân sự 1995 thì quy định rất chung chung đối với việc đấu giá và đẩy trách nhiệm quy định cụ thể cho Chính phủ.

Sau đó, Nghị định số 86/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/12/1996 về quy chế bán đấu giá tài sản đã quy định một cách rõ ràng “Tại cuộc bán đấu giá nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả, thì việc bán đấu giá được tổ chức lại ngay, và bắt đầu từ giá trả trước đó” (Điều 18) và “Sau khi văn bản bán đấu giá đã được lập mà người đã mua được tài sản từ chối mua, thì phải được người bán tài sản chấp thuận, nhưng phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bán đấu giá, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Những quy định này đã ngăn cản được những trường hợp tương tự như trường hợp của căn nhà 163.

Đáng tiếc, Nghị định 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định 86/CP đã thay đổi các quy định nêu trên và không dự liệu được những trường hợp đó đã dẫn đến hậu quả nêu trên.

Để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần điều chỉnh ngay các quy phạm pháp luật có liên quan. Bởi lẽ, những quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006) về đấu giá tài sản cũng tương tự như những quy định của Bộ luật Dân sự 1995, chúng ta đã nhìn thấy một số khiếm khuyết đang bộc lộ.

Do đó, những trường hợp tiêu cực trong bán đấu giá như sự kiện vừa qua vẫn tiếp tục có cơ hội để xảy ra.

LS Nguyễn Hưng Quang

Bài viết được đăng trên Vietbao.vn ngày 31/10/2005

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com