• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư: Chưa có quy định chi tiết về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt

Việc chậm trễ ban hành văn bản quy định về ưu đãi và đầu tư đặc biệt có thể làm giảm khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ những tập đoàn lớn, dòng vốn có hàm lượng tri thức cao.

Tại hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư” do VCCI tổ chức hôm nay (19/11), bà Trần Thị Thanh Huyền, đại diện Văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự cho rằng dự thảo chưa có quy định chi tiết và văn bản dự kiến khác hướng dẫn khác về việc ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Trong khi đó nội dung này là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn FDI đang có xu hướng chuyển dịch và mở rộng theo hướng có lợi cho Việt Nam.

Trước đó Nghị quyết số 50/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã nêu rõ cần phải xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu – phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam….

“Việc chậm trễ ban hành quy định như vừa nêu có thể làm giảm khả năng thu hút dòng đầu tư từ những tập đoàn lớn, dòng vốn có hàm lượng tri thức cao”, bà Huyền nói.

Ngoài ra, dự thảo hiện cũng chưa quy định về trách nhiệm, vai trò của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp để giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư và phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế. Đồng thời, dự thảo cũng chưa có bất kỳ điều khoản nào hướng dẫn cụ thể về cơ chế giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư và phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư. Việc không quy định nội dung này tại dự thảo sẽ làm chậm lại quá trình xây dựng cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế trong khi nguy cơ về xảy ra các tranh chấp đầu tư quốc tế ngày một gia tăng.

Cũng tại hội thảo, đại diện Tập đoàn PAN đã đặt vấn đề về thời gian hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Cụ thể, Điều 24 dự thảo Nghị định quy định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm, nhưng trên thực tế, khi đăng ký các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, Sở Kế hoạch & Đầu tư thường chỉ cấp thời hạn tối đa là 10 năm (với lý do có quy định nội bộ chỉ cho phép thời hạn là 10 năm). Vậy khi Luật và Nghị định mới có hiệu lực, nhà đầu tư có thể xin cấp phép cho dự án dịch vụ nêu trên với thời hạn hơn 10 năm được không?

Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Hồng Mai, Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Xây dựng Việt Nam cho rằng việc dự thảo quy định “dự án sản xuất công nghiệp có tổng vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên và thời hạn thu hồi vốn đầu tư, khấu hao tài sản trên 10 năm” là không có cơ sở. Thời gian khấu hao tài sản cố định cần tuân thủ chế độ khấu hao của Nhà nước. Ở thời giai đoạn làm thủ tục đăng ký đầu tư, chưa thể xác định được loại, tính chất tài sản cố định nên không thể xác định được chính xác thời gian khấu hao để quy định thời gian hoạt động dự án trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020. Hơn nữa, đối với dự án sản xuất công nghiệp không nên ưu đãi về thời gian hoạt động trên 50 năm.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã được Chính phủ giao tổ chức xây dựng Nghị định theo hình thức rút gọn. Dự thảo Nghị định có 07 Chương, 93 Điều và 03 Phụ lục.

Một trong những mục tiêu của dự thảo là cụ thể hóa một số quy định về bảo đảm đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với một số ngành, nghề, địa bàn nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo hộ và khuyến khích đầu tư phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam. Đồng thời, nâng cao hiệu quả và bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng theo các định hướng tại Nghị quyết số 50. Dự kiến Nghị định nếu được ban hành sẽ tác động đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Ngọc Hà, Người Đồng Hành thực hiện
Bài đăng trên báo Người Đồng Hành ngày 19/11/2020

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com