• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu » Truyền thông
empty

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp: Quy định quá ‘hời hợt’ và ‘thô sơ’ về sở hữu chéo?

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp quy định quá “hời hợt” và “thô sơ” về sở hữu chéo. Cả một vấn đề phức tạp như vậy mà chỉ được quy định vẻn vẹn trong hai điều là quá ít và hời hợt.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự (Hà Nội) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam xung quanh những quy định về sở hữu chéo trong Dự thảo Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp.

Bỏ quên công ty “cháu”, “chắt”

PV: Ông có đánh giá như thế nào về quy định sở hữu chéo trong Dự thảo Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp?

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Dự thảo Nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp quy định quá thô sơ về sở hữu chéo. Cả một vấn đề phức tạp như vậy mà chỉ được quy định vẻn vẹn trong hai điều là quá ít và hời hợt.

Trên thực tế, vấn đề sở hữu chéo phức tạp chứ không đơn giản là hạn chế hay nói “cấm”. Nói như thế thì dễ nhưng khó mà thực hiện được trong thực tiễn.

Bởi quy định chỉ tập trung vào sở hữu chéo trực tiếp. Trong khi, sở hữu chéo bao gồm hai loại trực tiếp và gián tiếp. Sở hữu chéo trực tiếp thì dễ nhận thấy nhưng hiếm khi xảy ra, còn sở hữu chéo gián tiếp mới nguy hiểm và dẫn đến lũng đoạn thị trường, thiếu minh bạch…

Chúng ta thấy, trong luật chỉ quy định sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con, còn công ty cháu, chắt thì sao? Rõ ràng là những công ty này đều có thể có những hậu quả tiêu cực như nhau. Trong khi nhìn vào thực tế thời gian qua cho thấy, đa số các vụ việc về sở hữu chéo ở Việt Nam liên quan đến công ty cháu, chắt.

Như vậy, có thể thấy những quy định đó chưa thực sự đánh trúng vào những vấn đề cốt lõi thực sự.

Vấn đề cốt lõi không nằm ở “cấm” mà là kiểm soát

PV: Vậy vấn đề cốt lõi mà ông vừa đề cập đến là gì?

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Theo tôi, vấn đề cốt lõi không phải là kiểm soát sở hữu chéo mà là kiểm soát những hậu quả tiêu cực của sở hữu chéo. Tức là khi có những dấu hiệu này xảy ra thì tất nhiên sẽ phải nghiêm cấm sở hữu chéo.

Song, cơ quan kiểm soát quản lý cạnh tranh cần phải có một quy trình đồng bộ, công khai, minh bạch. Đồng thời, lúc này có nhiều đối tượng như cơ quan quản lý, cơ quan điều tra, cơ quan công tố, luật sư và các cổ đông có quyền giám sát các giao dịch từ những khâu về giao dịch cổ phiếu cho đến giao dịch sở hữu… Khi phát hiện sai phạm thì tiến hành khiếu nại, khiếu kiện để làm vô hiệu hóa các giao dịch này.

Vì vậy, nếu chúng ta cứ ra những quy định ngắn gọn nói là cấm điều này, cấm điều kia (chúng ta cấm rất nhiều từ xưa đến nay, pháp luật của Việt Nam có nhiều điều cấm nhất so với các nước), nhưng tất cả điều cấm lại dường như chưa có hiệu lực trên thực tế.

Qua vụ án bầu Kiên có thể thấy, DN rất thông minh và thường đi trước, sáng tạo, linh hoạt hơn các nhà làm luật, các nhà quản lý. Do vậy, nếu chúng ta chỉ tư duy đơn giản thì rõ ràng chỉ chạy theo để giải quyết hậu quả, trong khi hậu quả đấy xã hội đã phải gánh chịu trước rồi.

PV: Vậy bên cạnh những hậu quả tiêu cực như thao túng thị trường, thao túng giá cả… thì mặt tích cực của sở hữu chéo là gì, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Rõ ràng, bên cạnh những hậu quả tiêu cực như thao túng thị trường, thao túng giá cả, loại trừ cạnh tranh tự do và công bằng… thì sở hữu chéo vẫn nên được coi là hiện tương tự nhiên và có những điểm tích cực, ít nhất là đối với DN.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, DN có rất nhiều động cơ để “dính” đến sở hữu chéo như cần huy động vốn của nhau, cần kiểm soát nhau, hay để bảo vệ giá trị cốt lõi, thương hiệu của mình… Sở hữu chéo sẽ tăng cường tính bền vững, tính liên kết của hệ thống DN, nhất là DN theo quy mô toàn cầu với nhiều chi nhánh xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận chính điều này sẽ triệt tiêu cạnh tranh, bởi có rất nhiều pháp nhân dưới nhiều “mũ” khác nhau, sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau nhưng cuối cùng lại được kiểm soát giá cả, không được tự do về giá cả nữa. Điều này đem lại lợi ích cho DN nhưng lại thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội và môi trường kinh doanh.

PV: Vậy theo ông, cần phải thay đổi quy định như thế nào về vấn đề sở hữu chéo?

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Tôi cho rằng không thể cấm sở hữu chéo mà nên có quy định cụ thể và đầy đủ hơn nhằm kiểm soát vấn đề này. Trong đó, cần minh bạch hóa và tăng cường trách nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT).

Về thực chất, khi tiến hành giao dịch liên quan đến sở hữu chéo thì động cơ lợi nhuận cho DN là hàng đầu. Do vậy, các thành viên HĐQT hay giám đốc điều hành, quản lý đều biết rất rõ mình đang làm gì và có thể không vi phạm ngay hay vi phạm một cách trực tiếp, nhưng sẽ dẫn đến nguy cơ có thể bị khiếu nại, bị kiện theo luật DN và các luật khác. Chính vì thế, phải nâng cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên HĐQT.

Bên cạnh đó, có thể đề ra một số biện pháp giải quyết như khi phát hiện ra dấu hiệu sở hữu chéo thì cơ quan đăng kí kinh doanh có quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử lý như từ chối đăng ký. Hoặc tăng cường trách nhiệm hành chính, hình sự, dân sự của nhà quản lý đối với DN…

Tuy nhiên, Luật DN không thể giải quyết tất cả các vấn đề này mà phải cần phối hợp thay đổi đồng bộ các luật khác…

PV: Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên, Thời báo Tài chính Việt Nam, 14/5/2015

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com