• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Nghiên cứu & Vận động chính sách » Tiếp cận Quyền
empty

Tiếp cận Quyền

Tiếp cận quyền là một trong những phương pháp tiếp cận mà NHQuang đã và đang duy trì trong quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách. Các nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận quyền thường tập trung vào các nhóm yếu thế/dễ bị tổn thương như phụ nữ, người sống với HIV, cộng đồng LGBT, bị can, bị cáo…, nổi bật bao gồm các dự án sau:

– Hướng dẫn toàn cầu: Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng COVID-19, INSOL International (Nhóm Ngân hàng Thế giới), 2020. Nghiên cứu giới thiệu một số cải cách quan trọng tại Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do Dịch COVID-19.

– “Quyền Nuôi con Nuôi của LGBT tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Tăng cường hoạt động của các Tổ chức Xã hội Dân sự dành cho Người Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính và Chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam”, 2014. Dự án đưa ra sáng kiến nghiên cứu quyền nuôi con và nuôi con nuôi của LGBT tại Việt Nam bằng cả phương pháp định tính và định lượng nhằm phân tích thực trạng, xác định nhu cầu, và đưa ra những kiến nghị cho công tác hoạch định chính sách, góp phần vào hoạt động vận động chính sách vì quyền của LGBT tại Việt Nam.

– Dự án “Nghiên cứu và Vận động Chính sách nhằm tăng cường Quyền thăm thân của Người bị tạm giam trước khi xét xử”, Swiss FDFA (12/2012-12/2013), phối hợp cùng Trung tâm CRIGHTS – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Dự án nhằm mục đích đánh giá các điều kiện pháp lí và thực tế của việc thăm thân đối với người bị tạm giam trước khi xét xử, và tham gia vận động chính sách nhằm tăng cường quyền thăm thân của người bị tạm giam và thân nhân. Công việc cụ thể bao gồm: thực hiện nghiên cứu về khung pháp lí quốc gia quy định các điều kiện của người bị tạm giam trước khi xét xử tại Việt Nam; xem xét các tiêu chuẩn quốc tế về đối xử với người bị tạm giam, các công cụ liên quan và so sánh với quy định của Việt Nam; tiến hành một cuộc khảo sát về điều kiện thực tế của người bị tạm giam trước khi xét xử và tình hình thực hiện các tiêu chuẩn pháp lí quốc gia; trình bày các phát hiện và đưa ra những đề xuất nhằm sửa đổi quy định pháp luật theo hướng tăng cường các quyền; trình bày kết quả dự án và tham vấn các bên liên quan.

– Sáng kiến Tăng cường Bảo vệ Quyền Đất đai của Phụ nữ tại Việt Nam, Dự án “Tăng cường quyền của phụ nữ đối với đất đai” (Dự án 61404), UNDP (6/2013). Thực thi các sáng kiến đề xuất và thử nghiệm các giải pháp và cơ chế có thể trong việc tăng cường quyền của phụ nữ đối với đất đai trên quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Ninh; viết lại các kết quả, bài học kinh nghiệm và đề xuất; đánh giá chương trình; tổ chức hội thảo về dự án để hoàn tất báo cáo.

– Dịch vụ Pháp lí cho Người nhiễm HIV và Nhóm có nguy cơ cao –UNDP/UNAIDS Việt Nam, 2011-2012. Đưa ra một bức tranh tổng thể về các dịch vụ pháp lí ở Việt Nam nói chung và các dịch vụ pháp lí cho người nhiễm HIV nói riêng; xác định nhu cầu dịch vụ pháp lí của người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV, đặc biệt những người có nguy cơ cao; nghiên cứu lợi thế và bất lợi trong việc phát triển các dịch vụ pháp lí cho người nhiễm HIV và những người chịu ảnh hưởng; đề xuất và kiến nghị giải pháp xây dựng và tăng cường các dịch vụ pháp lí đó tại Việt Nam.

– Tiếp cận Công lí tại Việt Nam từ Quan điểm của Người dân – Khảo sát Cập nhật do UNDP Việt Nam tài trợ (2010). Tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc với quy mô 1.000 người tại 6 tỉnh thành; đưa ra Báo cáo cuối cùng về “Tiếp cận Công lí tại Việt Nam từ Quan điểm của Người dân” trong đó đánh giá kết quả của cuộc khảo sát năm 2003, đánh giá những thay đổi chính trong điều kiện kinh tế, chính trị, và xã hội có thể ảnh hưởng tới việc tiếp cận công lí, và đánh giá những thay đổi trong quan điểm của người dân được khảo sát; và sự phát triển về mặt phương pháp luận nhằm đo lường tình trạng tiếp cận công lí thông qua khảo sát quan điểm của người dân.

– Quyền Bào chữa trong Pháp luật Hình sự và Thực tiễn tại Việt Nam do UNDP tài trợ (2009). Thực hiện khảo sát và viết báo cáo về quyền bào chữa trong luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam, đề cập tới khuôn khổ pháp luật liên quan, những vấn đề về thể chế tại Việt Nam đối với quyền tiếp cận với luật sư bào chữa, phân tích các nghiên cứu từ bảng hỏi, hội thảo và phỏng vấn; và trình bày những phát hiện chính cũng như các đề xuất.

 

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com