• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Nỗ lực cải cách để đón làn sóng M&A thứ hai

Trong giai đoạn 5 năm tới tại Việt Nam sẽ hình thành nên một làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thứ hai, với quy mô giá trị ước tính lên tới 20 tỷ USD.

Chuẩn bị đón sóng thật

Trên thế giới, cơn sốt M&A toàn cầu bắt đầu quay trở lại. Theo tạp chí Financial Times, giá trị của các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) trên toàn thế giới trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mốc 1.750 tỷ USD. Đây cũng là con số cao nhất kể từ năm 2007 đến nay. Tại Việt Nam, giá trị các thương vụ M&A cũng đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2008 lên 5 tỷ USD năm 2013.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, quá trình tái cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang tạo nên một làn sóng M&A, mặt khác làn sóng đó mới là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Trao đổi với Tinnhanhdiaoc.vn, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Dự án Công ty Savills Việt Nam, cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để Việt Nam đón làn sóng M&A mới bằng những nhà đầu tư thật với dự án thật, chứ không chỉ là “lướt sóng” như một hai năm trước đây.

Sắp tới, thị trường sẽ diễn ra hoạt động M&A sôi động trên nhiều lĩnh vực, trong đó thị trường bất động sản và bất động sản du lịch sẽ tiếp tục có những thương vụ mua bán lớn.

Ông John Ditty, Giám đốc KPMG Campuchia và Việt Nam, nhận định rằng không ngạc nhiên khi thấy tầm quan trọng của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, sự gia tăng của giai cấp trung lưu sẽ thúc đẩy làn sóng M&A thứ hai vào Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ thực hiện một giao dịch mà vào nhiều giao dịch khác nhau cùng lúc.

“Do vậy, chúng ta sẽ có nhiều người tham gia và gia tăng nhiều cơ hội để đúc kết những kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A. Có khoảng hơn 100 triệu USD trong các giao dịch đang thực hiện và giá trị này sẽ tăng lên trong tương lai, làm gia tăng tài sản, quy mô và không gian tham gia của các nhà đầu tư. Chưa có những giao dịch nào lớn như vậy trong 3 năm qua và sắp tới sẽ có một luồng vốn lớn được bơm vào thị trường Việt Nam”, ông Ditty nói.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, Nhật Bản hiện đóng vai trò rất quan trọng trong làn sóng M&A. Kế đến là Singapore, khu vực Bắc Mỹ… bắt đầu tham gia.

Theo đánh giá của các nhà phân tích, quá trình cổ phần hóa những DN nhà nước lớn và đúng kế hoạch sẽ tạo hiệu quả cao cho đón sóng M&A. Bên cạnh đó, khi chính phủ bắt đầu giảm bớt phần sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, những tài sản đó sẽ được tung ra ngoài và tạo ra những giao dịch quy mô quan trọng trên thị trường.

Ngoài ra, khi các bộ luật và chính sách được điều chỉnh, vấn đề thay đổi hạn định sở hữu của nước ngoài trong các công ty được điều chỉnh, ngân hàng Việt Nam phát triển, sự phát triển của ngành bán lẻ, các rào cản thương mại khi Việt Nam gia nhập các hiệp định song phương và đa phương sẽ là những động lực thúc đẩy cho làn sóng M&A thứ hai diễn ra.

Chính sách phải đi trước một bước

Tuy nhiên, đi kèm với xu hướng này thì Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung thể chế pháp lý cho những giao dịch được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, nhiều ý kiến nêu vấn đề.

“Nếu như chúng ta không điều chỉnh chính sách pháp lý cho phù hợp thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lưng lại với thị trường Việt Nam”, ông Khương cho biết.

Còn theo LS. Nguyễn Hưng Quang, Văn phòng luật sư NH Quang và Cộng sự, thực tế cho thấy việc chuyển nhượng các dự án BĐS và công trình xây dựng theo luật định về kinh doanh BĐS phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của pháp luật hiện hành về mức độ xây dựng, hoàn thành dự án và chuyển đổi sang chủ đầu tư mới.

Bên cạnh đó, các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng dự án cũng hết sức phức tạp. Theo quy định về kinh doanh BĐS, xây dựng, nhà ở và đất đai, thì thủ tục chuyển nhượng tương tự thủ tục xin phê duyệt dự án BĐS mới. Bên mua và bên bán đều phải trải qua các bước với cơ quan cấp phép đầu tư, xin ý kiến thẩm định của từng sở, ban ngành tại địa phương…

Ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc điều hành Recof, cho biết thêm: “Hiện nay các cơ hội để nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Trong đó phải kể đến việc thông tin về thị trường, danh mục dự án đầu tư, cấu trúc sở hữu và sở hữu BĐS chưa thật rõ ràng… Song song với đó là các vấn đề về chính sách chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù, giá đất… vẫn còn mâu thuẫn và chồng chéo”.

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Vinacapital, nhận xét rằng doanh nghiệp Việt đang thiếu các hoạt động chuyên nghiệp về tiếp thị, hoạt động quan hệ nhà đầu tư và các chương trình quảng bá. Doanh nghiệp thường phó mặc cho các đơn vị môi giới dẫn dắt quá trình này nên nhà đầu tư nước ngoài thường ngộ nhận.

“Nếu muốn bảo đảm làn sóng thứ hai không trở thành làn sóng lăn tăn thì với Việt Nam, yếu tố quan trọng nhất là cải thiện hoạt động quản trị, nâng cao trách nhiệm giải trình. Thứ hai là tăng cường minh bạch và trung thực trong hoạt động giao dịch. Cuối cùng là cần có hệ thống xác định định giá mang tính hợp lý và hỗ trợ…”, ông Ditty góp ý thêm.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ là nhà đầu tư tiềm năng, một số lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới có mặt tại “Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 – Làn sóng thứ hai” diễn ra tại TP.HCM chiều 7-8, cho rằng những trở ngại trên rõ ràng sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho bất kỳ ai bước vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sự kiên nhẫn chờ đợi và chiến lược xử lý những vướng mắc trên tốt, sẽ giúp cho nhà đầu tư “chiếm” được dự án một cách hiệu quả.

Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài thường có kế hoạch đầu tư dài hạn và bài bản hơn các doanh nghiệp trong nước. Họ đã nhận thấy các dấu hiệu phục hồi và tiếp tục phát triển của thị trường BĐS Việt Nam gần đây và triển khai triến lược đầu tư theo niềm tin vào thị trường của họ.

Ngày 7-8, Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 được tổ chức với chủ đề  “M&A trước làn sóng thứ hai” nhằm đánh giá xu hướng mới – cơ hội mới – chiến lược mới – đối tác mới trong hoạt động  M&A giai đoạn 5 năm tới.

Với sự tham gia của gần 450 đại biểu trong nước và quốc tế, M&A 2014 tiếp tục là sự kiện lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực M&A. Các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản, khu vực ASEAN sẽ  đưa đến một góc nhìn mới về thị trường M&A Việt Nam, về cách tiếp cận của họ khi đầu tư vào thương vụ M&A tại Việt Nam.

Những thương vụ mua lại tiêu biểu:

– HD Bank mua lại 100% Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF),
– Vinamilk mua 70% cổ phần của công ty Driftwood Dairy tại Hoa Kỳ.
– Pilmico International  (thuộc Aboitiz Equity Ventures, Inc.) mua 70% Công ty cổ phần Thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1 (thuộc Công ty Vĩnh Hoàn);
– Pan Pacific mua Công ty Giống cây trồng trung ương (NSC).

Ngọc Phúc, Tin nhanh Địa ốc, 7/8/2014

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com