• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Tăng cường tính độc lập trong điều tra, truy tố, xét xử

Trao đổi với Tiền Phong bên lề buổi giới thiệu Báo cáo Chỉ số công lý 2012 (JUPI), thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân, luật sư Nguyễn Hưng Quang (thành viên nhóm nghiên cứu JUPI) cho biết do thiếu độc lập nên các cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử dễ để xảy ra oan sai.

Luật sư Quang cho rằng một trong lý do để xảy ra oan sai là do vẫn còn cơ chế liên ngành nội chính: công an, kiểm sát, tòa án thống nhất với nhau phương án giải quyết vụ án. Do cơ chế này nên vai trò đánh giá độc lập, khách quan của từng khâu, từng giai đoạn bị triệt tiêu, tạo ra hiệu ứng domino trong điều tra, xét xử.

Ví dụ, nếu khâu điều tra cho rằng có tội, các khâu còn lại như kiểm sát, tòa án dễ đồng tình theo. Trong một số nghiên cứu liên quan tới việc quản lý tòa án, tỷ lệ khá cao các thẩm phán khi giải quyết vụ án bị ảnh hưởng bởi ý kiến của các cơ quan khác, của lãnh đạo tòa án, ý kiến của tòa án cấp trên. Điều đó dẫn đến các thẩm phán không độc lập khi giải quyết vụ án. Vì vậy, nếu chúng ta duy trì cơ chế này, việc xảy ra oan sai sẽ còn tiếp diễn.

Ông Quang cũng cho rằng cơ chế này sẽ khó xác định trách nhiệm cá nhân trong các vụ án oan sai và không đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân. Hơn nữa, hiện tại các luật sư rất khó khăn trong việc tiếp cận thân chủ trong giai đoạn điều tra. Vì đó, bị can không có cơ hội phản ánh với luật sư – người mà mình tin tưởng việc có bị ép cung hay không trong quá trình điều tra vụ án.

Về ý kiến cho rằng cần có máy ghi âm, ghi hình trong các cuộc hỏi cung, luật sư Quang cho rằng máy móc chỉ là công cụ. Công cụ không thể tạo ra thiết chế tốt. Vì thế, muốn giảm bớt oan sai không còn cách nào khác phải tăng cường tính độc lập trong điều tra, truy tố, xét xử, cũng như tăng cường vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng.

Công Khanh
Báo Tiền Phong ngày 13/11/2013
Xem bài viết gốc

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com