• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu » Truyền thông
empty

Trợ giúp pháp lý: Cần sự vào cuộc tích cực của báo chí

Ngày 17/6, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Quỹ Hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) tổ chức Hội thảo “Truyền thông và hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân”.

Từ thực tế người làm công tác “bạn đọc”, nhà báo Đỗ Văn Khanh (Chủ nhiệm Văn phòng tư vấn pháp luật – bạn đọc báo Lao Động) cho rằng, để phát huy vai trò hỗ trợ pháp lý đa chiều của báo chí cho người dân đòi hỏi các cơ quan quản lý báo chí cũng như các cấp chính quyền cần tôn trọng “tiếng nói” của báo chí, coi trọng công tác “bạn đọc”; mỗi phóng viên đều phải có tâm huyết, trách nhiệm với công tác này… Mặt khác, nếu cơ quan báo chí làm tốt được việc bảo vệ quyền lợi của bạn đọc thì chắc chắn sẽ tạo được uy tín không chỉ với bạn đọc, mà còn các cấp chính quyền, dư luận xã hội đề cao.

Ở một khía cạnh khác, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự khuyến nghị, truyền tải các nội dung pháp lý đến người dân cũng như hướng dẫn cho họ các cách thức và phương tiện phù hợp nhất để bảo vệ quyền lợi là một công việc phức tạp. Cần có một cơ chế hợp tác có tính liên ngành giữa giới truyền thông và các tổ chức chuyên nghiệp như: Văn phòng luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý. Đồng thời, truyền thông phải có phương thức tiếp cận người dân một cách linh hoạt, tránh tẻ nhạt, đơn điệu.

Thực tế cho thấy, nếu thiếu sự gắn kết chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức khi làm công tác giáo dục pháp luật với truyền thông, cũng như không khai thác được “sức mạnh” của truyền thông để đưa pháp luật thực sự đến với người dân thì hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ khó phát huy hiệu quả. Vì vậy, báo chí là một kênh quan trọng để tiếp nhận, trao đổi và tạo “dư luận” cho việc thực thi pháp luật nói chung và trong những vụ việc cụ thể. Việc tuyên truyền pháp luật kết hợp với hỗ trợ pháp lý cho người dân cần được duy trì nhiều năm mới có thể tác động đến người dân, tạo được mặt bằng kiến thức pháp luật đồng đều trong nhân dân…/.

Thu Hằng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/6/2013

 

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com