• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu » Truyền thông
empty

Tỷ lệ trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng còn thấp

Trợ giúp pháp lý (TGPL) là hoạt động trợ giúp dành cho các đối tượng được hưởng chính sách trong đó có người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật… nhằm tuyên truyền, giải đáp kịp thời một số vướng mắc về mặt pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lực lượng trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.

Mục đích của TGPL là giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, phòng ngừa hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, bảo đảm cầu nối giữa nhà nước và người dân. Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Minh, nhu cầu TGPL hiện nay rất lớn. Trong cả nước, số lượng người thuộc đối tượng được TGPL khoảng 8,6 triệu người nghèo; 6,7 triệu người khuyết tật và 8 triệu người có công. Ngoài ra, còn có số lượng khá đông người già sống cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa và người dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo…

Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức TGPL khác. Đối với trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tham gia tố tụng đã được quy định cụ thể tại điều 29 của Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Như vậy, TGPL tham gia tố tụng ở hai hình thức: bào chữa, đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Theo đánh giá của Chủ tịch Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam Tạ Thị Minh Lý, hình thức tham gia tố tụng rất quan trọng đối với đối tượng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động hoặc khiếu kiện hành chính ra tòa. Tuy nhiên, do số lượng Trợ giúp viên còn ít và số lượng Luật sư tính trên tỷ lệ đầu người dân còn thấp nên trên thực tế, mặc dù số vụ việc có người tham gia tố tụng tăng dần nhưng đến nay vẫn chưa đến 20% số vụ có luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý tham gia. Điều đáng quan tâm là không chỉ lực lượng tham gia TGPL của luật sư thấp mà ngay cả chất lượng hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng cũng là vấn đề cần phải bàn. Nhiều luật sư thực hiện việc bào chữa chỉ định còn mang tính hình thức, chiếu lệ, ra tòa không tranh luận tội danh hay khung hình phạt mà chỉ đưa ra vài tình tiết đề nghị giảm nhẹ hình phạt… Chính vì vậy, chất lượng bào chữa không cao.

Dưới góc nhìn của luật sư, qua khảo sát ý kiến của luật sư tham gia án chỉ định, luật sư Nguyễn Hưng Quang, Văn phòng Luật sư Quang và cộng sự cho thấy nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Đó là có sự khác biệt về thái độ và tinh thần làm việc giữa luật sư bào chữa chỉ định và luật sư bào chữa mời. Luật sư Quang cũng chỉ ra một thực tế là luật sư tham gia vụ án chỉ định thường gặp phải những thách thức về tính độc lập của luật sư, mức thù lao chưa thực sự bảo đảm. Bên cạnh đó, sự tham gia của luật sư tại các vụ án chỉ định còn mang tính hình thức nhằm thỏa mãn các yêu cầu về thủ tục tố tụng mà không nhằm tới mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo… Để nâng cao hiệu quả TGPL cũng như phát huy được vai trò của luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng cần bảo đảm tính độc lập của Đoàn Luật sư và Trung tâm TGPL trong việc chỉ định luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia công tác bào chữa. Đồng thời, không nên để cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thanh toán thù lao cho luật sư để bảo đảm tính độc lập cho luật sư, Luật sư Quang đề nghị.

Đối tượng được TGPL là những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn, là nhóm người yếu thế… Vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức và trách nhiệm của những người tham gia TGPL, xác định tham gia TGPL không phải vì tiền, mà vì trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội đối với những đối tượng cần được trợ giúp.

Hà An, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, 20/7/2013

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com