• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu » Bài viết
empty

Vẫn chưa thống nhất và bình đẳng

Khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” hay “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” đã khá đồng nhất giữa Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005. Tại thời điểm ban hành, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đã tạo ra một môi trường pháp luật thống nhất và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn hoạt động, tư tưởng về một môi trường pháp luật thống nhất và bình đẳng đã dần biến mất.

Nhiều giải thích khác nhau

Trong giai đoạn từ năm 2006 (khi hai luật nói trên có hiệu lực) đến năm 2009, khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” đã có đến ít nhất bốn văn bản hướng dẫn đưa ra các cách hiểu và áp dụng khác nhau (xem bảng 1). Đó là chưa kể đến những quy định pháp luật khác, như Luật Thương mại. Thực trạng này đã dẫn đến cho tới tận nay, các địa phương, nhiều bộ ngành vẫn có những cách hiểu, cách áp dụng pháp luật khác nhau. Có thời kỳ, một số địa phương đã cấp các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài dựa trên cách hiểu về quy định của Luật Đầu tư 2005 hay Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng nhiều địa phương khác và trong các thời kỳ khác, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không được cấp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đã dẫn đến tình trạng pháp lý của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không được ổn định, địa vị pháp lý không được thừa nhận.

Sau đó, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ vào năm 2010 đã cố gắng thống nhất lại khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” (xem bảng 2) nhưng những văn bản dưới luật ban hành trước đó đã tạo nên những định kiến, tư duy và lề thói trong việc áp dụng pháp luật.

Nhà nước cần phải có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế bản thân mình tự ban hành những quy định hướng dẫn chồng chéo hay không thống nhất.

Hệ lụy trong đối xử

Những vướng mắc về khái niệm và chế định “nhà đầu tư nước ngoài”  đã tạo nên hệ lụy trong đối xử với “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Công ty cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar đã buộc phải xin hủy niêm yết vào tháng 7-2012 để cứu doanh nghiệp thoát ra “vòng kim cô” dành cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ quan quản lý nhà nước có những cách hiểu khác nhau về quyền mua cổ phần chào bán hay góp vốn bổ sung của nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương (cam kết WTO) và song phương (Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ) nên đã giới hạn hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam có từ 1 đồng vốn nước ngoài trở lên. Mekophar không phải là một doanh nghiệp duy nhất chấp nhận đánh đổi giữa “nguồn vốn ngoại” với “vị thế thị trường” của các doanh nghiệp có nguồn vốn trong nước. Tình huống này đã làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài vì tính không rõ ràng, thiếu cam kết từ các quy định pháp luật cũng như chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.

Sự thiếu bình đẳng trong hoạt động của các loại hình doanh nghiệp không chỉ tồn tại giữa doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn là giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước với các doanh nghiệp khác.

Như đã nêu, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng đã tạo nên được một chế định pháp lý thống nhất trong việc thành lập, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu. Thế nhưng trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp nhà nước vẫn có những “ưu ái” khi áp dụng pháp luật, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp không có loại hình “tổng công ty cổ phần” nhưng các “tổng công ty cổ phần” với phần vốn nhà nước chiếm ưu thế vẫn được thành lập, hay Luật Doanh nghiệp chỉ cho phép công ty cổ phần được phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo hình thức công ty TNHH vẫn được phát hành trái phiếu…

Những vấn đề nêu trên cần phải được giải quyết rốt ráo tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi lần này. Đồng thời Nhà nước cũng cần phải có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế bản thân mình tự ban hành những quy định hướng dẫn chồng chéo hay không thống nhất. Điều này không chỉ kích thích các thành phần kinh tế đầu tư vào Việt Nam, tham gia cạnh tranh trên thị trường mà còn là thể hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế và để tạo nên hình ảnh một nhà nước tôn trọng pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 13/03/2014

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com