• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Nghiên cứu & Vận động chính sách » Cải cách thể chế
empty

Cải cách thể chế

Cải cách thể chế là chủ đề xuyên suốt của các dự án nghiên cứu mà NHQuang&Cộng sự thực hiện từ giai đoạn mới thành lập. Các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực này rất đa dạng, từ các nghiên cứu về cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến các nghiên cứu về đánh giá tác động chính sách của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật… Một số dự án tiêu biểu trong lĩnh vực cải cách thể chế mà NHQuang thực hiện trong giai đoạn gần đây bao gồm:

– Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2017, 2019, 2020 (Báo cáo chỉ số APCI 2017, Báo cáo chỉ số APCI 2019, Báo cáo chỉ số APCI 2020), hỗ trợ bởi Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017, 2018 và 2019, 2020. NHQuang&Cộng sự đã tham gia xây dựng phương pháp luận, lựa chọn danh mục thủ tục hành chính được rà soát, đưa ra các đánh giá, nhận định và khuyến nghị cho giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong tương lai. Báo cáo APCI sẽ tiếp tục được thực hiện trong các năm tới.

– Nghiên cứu chuyên đề “Phân tích kết quả môi trường kinh doanh theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới 2019”, được hỗ trợ bởi USAID LinkSME, 2020. NHQuang&Cộng sự phụ trách phân tích Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Việt Nam năm 2019 xây dựng bởi Ngân hàng Thế giới, rà soát và phân tích các cải cách chính sách và quy định, xác định những thay đổi tích cực cụ thể về thời gian thực hiện, thủ tục và điểm số là kết quả của những nỗ lực cải cách mà các bộ đã thực hiện để cải thiện từng chỉ số.

– Nghiên cứu chuyên đề về Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để cải thiện môi trường kinh doanh, được hỗ trợ bởi USAID LinkSME, 2020. NHQuang&Cộng sự thực hiện nghiên cứu về pháp luật Việt Nam, Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cũng như các quốc gia liên quan đến chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt.

– Nghiên cứu chuyên đề về Đánh giá Nghị quyết 02/NQ-CP từ góc độ khu vực tư nhân nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phục hồi sau Dịch Covid-19, được hỗ trợ bởi USAID LinkSME, 2020. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải sau khi Dịch COVID-19 xảy ra tại Việt Nam từ đó đưa ra khuyến nghị để cải cách chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động bởi Dịch COVID-19.

– Nghiên cứu “Quan hệ quản lý tài sản và chế độ “ủy thác” (trust) tại Việt Nam”, Trường Luật, Đại học Melbourne, Úc, 2019-2020. NHQuang&Cộng sự thực hiện nghiên cứu và tổng hợp những vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ “ủy thác” (trust) trong lĩnh vực pháp luật dân sự tại Việt Nam, bao gồm: đại diện, giám hộ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt; xây dựng Nghiên cứu Quan hệ quản lý tài sản và chế độ “ủy thác” (trust) tại Việt Nam”.

– Dự án Soạn thảo Tài liệu 30 năm Chiến lược Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2018 – 6/2019). Luật sư Nguyễn Hưng Quang phụ trách tóm tắt bối cảnh quốc tế về đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển; tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các hiệp định đầu tư quốc tế và cơ chế giải quyết tranh chấp; đánh giá và phân tích sơ bộ tình hình kinh tế Việt Nam trong quá trình thi hành Luật Đầu tư.

– Nghiên cứu về quan hệ đối tác công tư tại Việt Nam, Quỹ Châu Á, 2017. NHQuang&Cộng sự thực hiện nghiên cứu sơ bộ về các chính sách và thực tiễn áp dụng mô hình đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam để đưa ra khuyến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam.

– Đánh giá tác động chính sách của Dự thảo Bộ luật Lao động (05 vấn đề chính sách), Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG), 2017. Tiến hành đánh giá tác động chính sách của một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Lao động. 05 vấn đề chính sách bao gồm: thay đổi giờ làm thêm; thay đổi quy định về thang lương, bảng lương; mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; thay đổi cách xác định lương tối thiểu; thay đổi quy định về hợp đồng thử việc.

– Nghiên cứu Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương với sự tài trợ của USAID, 2016. NHQuang&Cộng sự chịu trách nhiệm nghiên cứu về vấn đề “Thực thi hợp đồng”, một trong ba điểm nghẽn trung hạn (cùng với Rủi ro vĩ mô: tài chính, tiền tệ, tài khoá; và Chính sách thuế, lao động, cấp phép kinh doanh).

– Cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo Nghị quyết 19/2014 và 19/2015 của Chính phủ, nghiên cứu được thực hiện cho Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Văn phòng Chính phủ về hạn chế của pháp luật và thực tiễn thi hành đối với vấn đề phá sản và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

– Đánh giá pháp lý về Gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam hỗ trợ, 2016. NHQuang&Cộng sự đã phân tích khung pháp lý liên quan đến việc thành lập và hoạt động, đặc biệt là hoạt động gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ và xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá về những khó khăn và thuận lợi của các mô hình tổ chức phi chính phủ, đồng thời đưa ra khuyến nghị.

– Chỉ số Công lý 2015 – Hướng tới nền tư pháp vì dân, UNDP Việt Nam – Hội Luật Gia Việt Nam – Cecodes, 2016. NHQuang&Cộng sự chịu trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi, viết báo cáo.

– Khảo sát Thực trạng Ban hành Quyết định Hành chính tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, do UNDP Việt Nam tài trợ, Vụ Hành chính – Hình sự, Bộ Tư pháp chủ trì, 2013. Khảo sát này được tiến hành ở 6 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đà Nẵng, Hưng Yên và Hải Phòng nhằm đánh giá định tính và 300 bảng hỏi qua thư nhằm đánh giá định lượng. Mục đích của khảo sát này là đánh giá thực trạng ban hành các quyết định hành chính cụ thể tại Việt Nam. Nghiên cứu này hỗ trợ cho việc soạn thảo Luật Ban hành Quyết định hành chính.

– Đánh giá Kĩ thuật Liên đoàn Luật sư Việt Nam – DANIDA (Văn phòng Việt Nam), 2013. NHQuang&Cộng sự đã tham gia đánh giá năng lực thể chế hiện tại của Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF) trong việc hoàn thành nhiệm vụ liên quan tới quản lí hiệu quả hoạt động của VBF, bao gồm quản lí tài chính đối với các nguồn quỹ được cấp nhằm đạt được những kết quả trong lĩnh vực chủ yếu (KRA) đã đặt ra trong Hợp phần II và thực thi Kế hoạch Chiến lược của VBF.

– Đánh giá 1 năm thi hành Thông tư 70/2011/TT-BCA và quy chế phối hợp giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, JPP và LĐLSVN 2013. Dự án này nhằm đánh giá những ảnh hưởng của LĐLSVN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, tạo cơ sở thảo luận và đề xuất với Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc thực hiện Thông tư 70 và quy chế phối hợp và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho luật sư hành nghề. Những công việc chính bao gồm: nghiên cứu Thông tư 70 và quy chế phối hợp; thu thập thông tin và đánh giá về việc thực hiện hai văn bản này thông qua thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn sâu, và thảo luận nhóm với luật sư, điều tra viên, kiểm sát viên, cán bộ các cơ quan có liên quan; tiến hành khảo sát tại 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, và Đà Nẵng; soạn thảo dự thảo báo cáo tổng kết kết quả khảo sát; đề xuất và khuyến nghị để nâng cao việc thực hiện Thông tư 70 và quy chế phối hợp.

– Chỉ số công lí: Thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân, do Hội luật gia Việt Nam, CECODES và UNDP phối hợp thực hiện, 2012 – 2013, trong khuôn khổ Dự án 42690 và Dự án 58492. Cấu trúc nghiên cứu, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và giám sát chất lượng khảo sát tại 21 tỉnh thành của Việt Nam.

– Đánh giá hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại các tòa thí điểm, Dự án Phát triển Tư pháp và sự tham gia từ cơ sở (JUDGE), Hợp phần 2. NHQuang&Cộng sự tham gia đánh giá kết quả thu được từ cải cách hành chính tại ba tòa án cấp tỉnh là Tòa án tỉnh Hưng Yên, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Long. Sử dụng kết quả báo cáo khung từ các tòa thí điểm để thiết kế khảo sát các nhóm mục tiêu và người dân về cải cách tại các tòa, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhóm mục tiêu, thiết kế và tiến hành khảo sát trực tuyến về Sổ tay Thư kí Tòa án, thu thập và phân tích dữ liệu, viết báo cáo và trình bày tại hội thảo về kết quả của quá trình cải cách hành chính tại tòa thí điểm. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi đã xây dựng thành công bộ tiêu chí Quản lí chất lượng của Tòa án để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

– “Khảo sát về Quản lí tòa án tại Việt Nam”, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” (Dự án 58492) – do UNDP tài trợ, và Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì, 2011-2013. Dự án nhằm đánh giá quy phạm về quản lí và quản trị tòa án và tìm ra những khoảng trống và những bất cập trên thực tế; khảo sát thực tiễn về tính độc lập và công bằng của tòa án và thẩm phán; cung cấp dữ liệu mới được tổng hợp từ các nguồn sẵn có và các nguồn độc lập; rút ra nhận xét tổng quan về quản lí tòa án, xác định những nhân tố chính nhằm tăng cường tính công bằng, tự chịu trách nhiệm và độc lập trong việc ra các quyết định tư pháp, và đưa ra các khuyến nghị thực chứng nhằm tăng tính độc lập của tòa án và thẩm phán khi xét xử. Những công việc chính bao gồm thiết kế bảng hỏi cho 2000 thẩm phán tại 750 tòa trên toàn quốc; khảo sát và phỏng vấn thí điểm; tổ chức hội thảo lấy ý kiến về bảng hỏi; gửi và nhận bảng hỏi bằng văn bản và bảng hỏi trực tuyến; tiến hành khảo sát thực địa các tòa án cấp tỉnh, cấp quận, viện kiểm sát cấp tỉnh và cấp huyện, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh và huyện tại 6 tỉnh, thành phố; thu thập và phân tích dữ liệu thu được; viết báo cáo; và tổ chức hội thảo lấy ý kiến về báo cáo.

– Cố vấn Quốc gia cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Kotra) tại Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính (2012-2013).

– Thực hiện cải cách thủ tục/quy định hành chính do Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ, phối hợp với Tổ công tác của Thủ tướng về Cải cách thủ tục hành chính được thành lập theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ (2009-2012). Rà soát và đưa ra các khuyến nghị về các thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp bao gồm nhập mã số thuế và mã số doanh nghiệp, giấy phép khoáng sản, đất đai và xây dựng, giấy phép trong lĩnh vực quảng cáo, cơ chế phát triển sạch (CDM), giấy phép hải quan, thủ tục hành chính liên quan tới đăng kí kinh doanh.

– Cải cách thủ tục hành chính –Tổ Công tác Cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 (2009-2011). NHQuang&Cộng sự tham gia xây dựng phương án và phương pháp luận cho việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính (phương pháp tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính), đào tạo các cán bộ nhà nước nòng cốt về phương pháp mới để áp dụng trên toàn quốc; đánh giá mẫu một số các quy trình, thủ tục hành chính để làm mẫu cho các hoạt động rà soát thủ tục hành chính.

– Dự án GIZ/MARD “Bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng tại Việt Nam” (Giai đoạn I: Tháng 8/2010 tới Tháng 6/2013). Tham gia nghiên cứu khung pháp lí, thể chế và hành chính đối với bảo tồn đa dạng sinh học và quản lí các khu vực được bảo vệ tại Việt Nam

– Đánh giá Tác động Pháp luật (RIA) đối với Luật Khoáng sản. Tư vấn miễn phí trong quá trình đánh giá tác động pháp luật. Thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật đối với Luật Khoáng sản

– Nghiên cứu pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam –Dự án 00057741, Tổ công tác thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nghiên cứu khung pháp lí về M&A tại Việt Nam; đưa ra các khuyến nghị thay đổi pháp luật nhằm thúc đẩy các hoạt động M&A tại Việt Nam; đề xuất phương án cần có văn bản pháp luật quy định chuyên về M&A tại Việt Nam.

– Chỉ số Tư pháp Cấp tỉnh (Module Tư pháp trong PAPI) – UNDP và Hội Luật gia Việt Nam (Dự án 42690), 2010. Tham gia xây dựng bảng hỏi thử nghiệm phục vụ cho khảo sát Module tư pháp ở cấp tỉnh tại Việt Nam.

– Chỉ số Tư pháp Cấp tỉnh (Dự án 58492) – UNDP và Bộ Tư pháp, 2010. Tham gia xây dựng bảng hỏi và phương pháp luận định lượng cho việc phỏng vấn thử phục vụ Chỉ số tư pháp cấp tỉnh tại Việt Nam (PJI).

– Luật sư Chỉ định theo Quy định trong Pháp luật Hình sự và Thực tiễn tại Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam với sự hỗ trợ của Dự án “Nâng cao năng lực của Hội Luật gia Việt Nam” do UNDP tài trợ (2010). Xem xét, đánh giá những giới hạn pháp lí và thể chế trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến bào chữa chỉ định, đánh giá thực trạng với số liệu thống kê theo kinh nghiệm và phân tích thực chứng về việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lí cho bị can/bị cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Trợ giúp pháp lí về án chỉ định, những lĩnh vực ưu tiên cần sự can thiệp ngắn hạn và dài hạn để tăng cường luật sư chỉ định; đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cho các nhà làm luật trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự và việc xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lí dựa trên kết quả nghiên cứu.

– Nguyên tắc Hợp tác Toàn cầu trong các Vụ án Phá sản Quốc tế, Viện Pháp luật Hoa Kỳ và Viện nghiên cứu về Phá sản Quốc tế, 2009-2010. Các cộng sự của NHQuang&Cộng sự nghiên cứu khung pháp lý về phá sản tại Việt Nam để làm cơ sở cho việc nghiên cứu khả năng hợp tác đa quốc gia trong giải quyết các vụ việc phá sản.

– Chuyển đổi Công ty Phát triển lâm, nông, công nghiệp và Dịch vụ Đắk Tô. GIZ 2009. Hỗ trợ Công ty, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum và Chương trình chuyển đổi thành công nông trường nhà nước theo mô hình Liên Xô trước đây thành công ty trách nhiệm hữu hạn với hàng trăm người lao động; chia sẻ thành công với các nông trường khác ở Tây Nguyên.

– Đánh giá Thực tiễn Bảo vệ Quyền và Lợi ích của Luật sư tại các Đoàn luật sư Địa phương, Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam với sự hỗ trợ từ Chương trình Hỗ trợ Cải cách Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (Giai đoạn 3) và Toà án Nhân dân Tối cao (2009). Khảo sát các quy định pháp luật liên quan tới việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư; tóm tắt các hoạt động của đoàn luật sư địa phương trên toàn quốc trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên cho tới nay; khảo sát và phát hiện những yếu tố (hữu hình và vô hình) ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của luật sư và những biện pháp đã thực hiện của đoàn luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư tại 6 tỉnh, thành phố; và đề xuất biện pháp đảm bảo cho luật sư hành nghề.

– Nghiên cứu khung pháp lí về hợp tác công tư cho Dự án “Giảm nghèo thông qua trợ giúp tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ – PRISED VIE/05/M01/SID” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) tài trợ. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên 4 tỉnh về mô hình hợp tác công tư và các vấn đề pháp lí. Viết báo cáo khảo sát, tham gia giảng dạy trong khoá đào tạo hỗ trợ viên trong khuôn khổ dự án, đồng thời hỗ trợ trong việc hoàn thiện tài liệu giảng dạy và báo cáo tổng thể của dự án

– Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của GTZ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hỗ trợ tổ chức thành công đối thoại công – tư giữa UBND tỉnh Hưng Yên và Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên, An Giang và Quảng Nam.

– Nghiên cứu về Nhu cầu đào tạo của thẩm phán và thư ký tòa án cấp tỉnh và cấp huyện (Dự án Hỗ trợ thể chế cho Việt Nam). Thực hiện khảo sát và đánh giá nhu cầu đào tạo của thẩm phán và thư ký tòa án cấp tỉnh và cấp huyện. Đề xuất các phương án cho TANDTC nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cho thẩm phán và thư ký tòa án.

– Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân tại Việt Nam, UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Nghiên cứu khung pháp lí và thực tiễn liên quan tới mã số doanh nghiệp và mã số thuế, báo cáo định kì của doanh nghiệp với cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế để đề xuất thay đổi quy định hiện hành về doanh nghiệp, như nhập mã số thuế và mã số doanh nghiệp, đơn giản hóa báo cáo hàng tháng và báo cáo quý.

– Khảo sát về bình đẳng giới trong hệ thống toà án và tác động đối với bảo vệ quyền con người trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Cải cách Pháp luật và Tư pháp tại Việt giai đoạn III (JOPSO III). Thực hiện khảo sát về bình đẳng giới trong hệ thống tòa án và tác động đối với hệ thống tòa án.

– Nghiên cứu về Phương pháp, Quy trình và Tiêu chí Phổ biến Bản án (DANIDA). Tiến hành nghiên cứu tổng thể về phương pháp, quy trình và tiêu chí phổ biến các bản án của toà án. Đề xuất các phương án cho TANDTC nhằm chuẩn bị cho công tác phổ biến bản án tại Việt Nam.

– Dự án VIE/02/007, UNDP. Hỗ trợ Văn phòng Quốc hội, Chương trình Nhiệm vụ cho Trung tâm Đào tạo Đại biểu Dân cử của Văn phòng Quốc hội. Tư vấn pháp lí độc lập nhằm xác định nhu cầu đào tạo của đại biểu Quốc hội.

– Dự án VIE 02/015: Hỗ trợ Triển khai Chiến lược Phát triển Hệ thống Pháp luật Việt Nam tới năm 2010 do UNDP, SIDA and DANIDA tài trợ: Thực hiện Khảo sát Nhu cầu của Toà án nhân dân cấp huyện trên toàn quốc và đóng vai trò là Tư vấn Pháp lí độc lập trong nhiều cấu phần hoạt động khác của Dự án như tư vấn cho các Vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Toà án Nhân dân Tối cao về hướng dẫn của UNDP và kiểm tra các báo cáo hoạt động.

– Dự án TF/VIE/03/001/17-63 (UNIDO): Hỗ trợ thành lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ SME quốc gia và cấp tỉnh. Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng đăng kí kinh doanh điện tử.

– Dự án CIEM/UNDP VIE01/025: “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút đầu tư kinh doanh và phát triển quan hệ khu vực nhà nước – tư nhân”. Tư vấn nhằm khuyến nghị các năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho ba tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Tây, soạn thảo Sổ tay Hướng dẫn Đăng kí Kinh doanh, đề xuất mô hình đối thoại giữa cơ quan thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ trong việc thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư và những đối tượng thụ hưởng khác.

– Dự án Phát triển Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ (SMEs) – GTZ, VCCI và VCA. Tư vấn pháp lí độc lập trong nhiều nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và là cầu nối trong một số cuộc đối thoại giữa chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

– Dự án Hỗ trợ tăng cường năng lực của Hội Luật gia Việt Nam, UNDP. Xác định nhu cầu phát triển trong cải cách tư pháp của Hội Luật gia Việt Nam.

– Dự án VNM/B7/3010/2004/4339, Dự án Hỗ trợ Thể chế cho Việt Nam. Tư vấn pháp lí độc lập nhằm xác định nội dung các khoá đào tạo đối với thẩm phán xét xử các vụ án kinh tế.

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com