• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

nhquang & associates

  • EnglishEnglish
  • Follow us
    • NHQuang Legal Blog
    • Facebook
    • Youtube
e
  • Giới thiệu
    • Con người
    • Đối tác
    • Sứ mệnh & Tầm nhìn
    • Trách nhiệm Xã hội
    • Văn phòng
  • Lĩnh vực
    hành nghề
    • Giải quyết Tranh chấp
    • Kinh doanh thương mại
    • Lĩnh vực khác
    • Nghiên cứu &
      Vận động chính sách
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tài chính & Thuế
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Tư liệu
    • Bài viết
    • Bản tin Pháp luật &
      Nhận định Chính sách
    • Sách đã xuất bản
    • Sự kiện
    • Tài liệu Nghiên cứu
    • Truyền thông
  • Phát triển nghề Luật
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Cơ hội thực tập
    • Đào tạo nội bộ
    • Thư viện nội bộ
  • Liên hệ
Home
Tư liệu
empty

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giao dịch trên môi trường điện tử

Theo Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc điều hành Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự, Chủ tịch Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được thực thi sẽ tạo tác động rất lớn đến việc xây dựng kinh tế số, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong các giao dịch với cơ quan nhà nước.

Ông đánh giá như thế nào về những tác động của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nếu được thực thi?

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi mang tính tích cực so với Luật Giao dịch điện tử hiện hành. Các quy định giúp giảm bớt các giấy tờ, thủ tục, các giấy chứng nhận không cần thiết cho doanh nghiệp. Dự kiến, khi luật đi vào thực thi sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có kế hoạch ứng dụng thông tin trong các hoạt động giao dịch, các doanh nghiệp vận hành trên nền tảng số, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử…

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã cố gắng quy định những phương thức giao dịch truyền thống lên môi trường điện tử, nên sẽ có tác động rất lớn với việc xây dựng nền kinh tế số, chuyển đổi số trong nền kinh tế. Dự thảo này còn có những đổi mới khi quy định rất cụ thể liên quan đến các phương thức giao dịch điện tử giữa người dân – doanh nghiệp và cơ quan nhà nước với nhau, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các giao dịch được đảm bảo hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển về thương mại điện tử.

Đặc biệt, với các quy định liên quan đến dữ liệu mở, chia sẻ thông tin từ cơ quan nhà nước với cộng đồng sẽ là cấu phần quan trọng đến xây dựng “Chính phủ mở”, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực, giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.

Với những tác động như trên, ông có lưu ý gì cho các doanh nghiệp chuẩn bị trước khi Luật chính thức có hiệu lực?

Tất nhiên, với một bộ luật mang nhiều tính bao quát như vậy thì các doanh nghiệp phải rất lưu ý. Các phương thức về giao dịch điện tử đã quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhưng Luật sửa đổi này sẽ đưa ra những điều khoản rõ hơn, nhất là những quy định liên quan đến giao dịch giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn, với việc sử dụng dữ liệu mở từ cơ quan nhà nước, các quy định tại luật hiện hành và ngay cả tại dự thảo sửa đổi vẫn chưa cụ thể và rõ ràng hơn. Hiện nay, doanh nghiệp có nói nhiều về vướng mắc trong việc truy cập các thông tin từ cơ quan quản lý, tuy nhiên vấn đề này cần điều chỉnh một cách hợp lý. Bởi nếu doanh nghiệp sử dụng công cụ, phần mềm để truy cập, xử lý dữ liệu từ cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống của cơ quan nhà nước; hơn nữa, khi nhận được dữ liệu mở, dữ liệu công khai thì doanh nghiệp có thể tái sử dụng hay thương mại hóa được không… Đơn cử như một số dữ liệu về hải quan, nếu doanh nghiệp tiếp cận được dữ liệu công khai thì việc tái sử dụng như thế nào cần được quy định rõ, đảm bảo an toàn về thông tin.

Theo ông, các quy định pháp luật về giao dịch trên môi trường điện tử có đáp ứng được theo tốc độ thay đổi của công nghệ số hiện nay?

Đúng là công nghệ số cũng như các phương thức giao dịch, thanh toán luôn có sự thay đổi nhanh chóng, nên việc xây dựng pháp luật phải đưa ra nền tảng cho mọi hoạt động.

Hiện Luật Giao dịch điện tử từ 2005 cũng đã đáp ứng được vấn đề này, các quy định vẫn còn được thực hiện hơn chục năm nay, nên dự thảo sửa đổi chỉ đưa thêm các quy định để rõ ràng hơn. Tôi mong rằng, các cơ quan chức năng sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp để xây dựng luật mới theo hướng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp chấp hành đầy đủ.

Xin cảm ơn ông!

Thực hiện bởi Hương Dịu
Bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Hải quan ngày 15/07/2022

Xem bài phỏng vấn bằng tiếng Anh tại đây.

social-sidebar

Find us on

Footer

Giới thiệu

  • Sứ mệnh & Tầm nhìn
  • Văn phòng
  • Con người
  • Đối tác
  • Trách nhiệm Xã hội

Lĩnh vực
hành nghề

  • Kinh doanh thương mại
  • Tài chính & Thuế
  • Sở hữu trí tuệ
  • Giải quyết Tranh chấp
  • Nghiên cứu &
    Vận động chính sách
  • Các lĩnh vực khác

Tư liệu

  • Bản tin Pháp luật & Nhận định Chính sách
  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Sách đã xuất bản
  • Truyền thông

Nghiên cứu
& Vận động
Chính sách

  • Tiếp cận Quyền
  • Cải cách thể chế
  • Tăng cường năng lực

Phát triển
nghề luật

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Cơ hội thực tập
  • Đào tạo nội bộ
Ha Noi - Ho Chi Minh © 2023 NHQuang&Associates. Email: contact@nhquang.com